Giới thiệuĐơn vị hành chínhKhối ngoạiKhối phòng khámKhối nộiKhối cận lâm sàngTin tức – Sự kiệnBản tin bệnh việnCải cách hành chínhKiến thức Y khoaBảng kiểm Quy trình kỹ thuậtTài liệu Truyền thông dinh dưỡngPhác đồQuy trình kỹ thuậtBảng công khai tài chính, Giá Dịch Vụ
1. KHÁI NIỆM
Áp lực nội sọ (ICP) được tạo ra bởi tổng áp lực của ba thành phần trong hộp sọ là não, máu và dịch não tủy.
Tăng áp lực nội sọ được định nghĩa khi áp lực nội sọ lớn hơn 20 mmHg trong 5 phút.
Tăng áp lực nội sọ dai dẳng được định nghĩa khi áp lực nội sọ từ 21- 29 mmHg kéo dài trong hoặc hơn 30 phút, từ 30- 39 mmHg trong hoặc hơn 15 phút, lớn hơn 40 mmHg trong hoặc hơn 1 phút.
2. NGUYÊN NHÂN: Có rất nhiều nguyên nhân
-U não
-Não úng thủy
-Chấn thương sọ não
-Suy gan
3.CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh lý ban đầu gây nên tăng áp lực nội sọ và cận lâm sàng.
3.1. Lâm sàng
-Các dấu hiệu lâm sàng như:
+Những triệu chứng sớm: đau đầu, nôn, kích thích, thay đổi ý thức, điểm Glasgow thấp hơn bình thường, mắt nhìn xuống (sunsetting), thay đổi kích thước đồng tử, dấu hiệu thần kinh khu trú, co giật;
+Những triệu chứng muộn: hôn mê, thóp phồng, tư thế bất thường, phù gai thị, đồng tử giãn và không đáp ứng ánh sáng, tăng huyết áp, nhịp thở bất thường, tam chứng Cushing.
-Bệnh lý ban đầu gây nên tăng áp lực nội sọ
3.2. Cận lâm sàng
-Chụp cắt lớp sọ não hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não có thể thấy hình ảnh phù não, khối u, áp xe, sự dịch chuyển của đường giữa, xẹp não thất, giãn não thất, mất các khe rãnh, xuất huyết não, chảy máu não thất, khối máu tụ.
-Trong trường hợp theo dõi áp lực nội sọ thì thấy ICP> 20mmHg.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
-Đảm bảo tưới máu não tối thiểu:
-Duy trì cung cấp ôxy
-Các chất dinh dưỡng tối thiểu cho não
-Duy trì áp lực nội sọ dưới 20 cmH2O
-Duy trì áp lực tưới máu não tối thiểu > 40 mmHg.
-Đối với viêm não, viêm màng não mủ duy trì áp lực tưới máu > 60
mmHg.
.
Lưu đồ điều trị tăng lực nội sọ
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Các biện pháp điều trị ban đầu
4.2.1.1.Hô hấp
– Đảm bảo về đường thở, thở.ØĐặt nội khí quản:
+Bệnh nhân không tỉnh, điểm Glasgow ØØKhi đặt nội khí quản:
+Không sử dụng ketamin
+Midazolam liều 0.2 – 0.3 mg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch hoặc
+Fentanyl liều 5 – 10 µg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch, hoặc
+Morphine liều 0.1 mg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch
+Kết hợp với giãn cơ vecuronium 0.1mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch hoặc atracurium liều 0.5 mg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch.
ØKhi hút nội khí quản:
Lidocain, liều 1mg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch, hoặc bơm nội khí quản trước khi hút 5 phút